Vua Phương Bắc trong Đa-ni-ên 11

Thời kì đế chế Mê-đi và Phê-rơ-sơ

“Trong năm đầu đời vua Đa-ri-út, người Mê-đi, ta đã dấy lên để giúp đỡ người và làm cho mạnh. Bây giờ ta sẽ cho ngươi biết sự chân thật. Nầy, còn có ba vua trong nước Phe-rơ-sơ sẽ dấy lên, lại vua thứ tư có nhiều của cải hơn hết thảy; và khi của cải làm cho vua đó nên mạnh, thì người xui giục mọi người nghịch cùng nước Gờ-réc.  Song sẽ có một vua mạnh dấy lên, lấy quyền lớn cai trị và làm theo ý mình. Khi vua ấy đã dấy lên, thì nước người bị xé và chia ra theo bốn gió của trời, nhưng không truyền lại cho con cháu, cũng không như quyền đã dùng mà cai trị trước nữa; vì nước người sẽ bị nhổ và phó cho người khác ngoài những người đó.

  • ba vua trong nước Phe-rơ-sơ sẽ dấy lên: Thiên sứ Gáp-ri-ên là người nói chuyện với Đa-ni-ê vào năm đầu tiên của Vua Đa-ri-út người Mê-đi và Cyrus là vua của Ba Tư cùng thời đại của Vua Đa-ri-út người Mê-đi, vì vậy Gáp-ri-ên đang nói về 3 vị vua sẽ trỗi dậy sau Cyrus. 3 vị vua đó là Cambyses, Smerdis và Darius người Ba Tư.
  • vua thứ tư có nhiều của cải hơn hết thảy; và khi của cải làm cho vua đó nên mạnh: vua A-suê-ru nguời Ba Tư cai trị 127 tỉnh từ Ấn-độ cho đến Ê-thi-ô-bi đầy sự giàu-có sang-trọng của nước (Ê-xơ-tê 1: 1-4).
  • thì người xui giục mọi người nghịch cùng nước Gờ-réc: Chính A-suê-ru đã dùng quân đội lớn mạnh của mình để thôn tinh nước Gờ-réc của Alexandros Đại Đế.
  •  Song sẽ có một vua mạnh dấy lên, lấy quyền lớn cai trị và làm theo ý mình.: Tuy nhiên vua Alexander Đại đế đã chống lại và giành được quyền cai trị.
  • thì nước người bị xé và chia ra theo bốn gió của trời: Sau khi Alexander qua đời, Hy Lạp bị bốn vị tướng của ông chia thành bốn khu vực. Bốn vị tướng của Alexander đã chiếm bốn phần của Hy Lạp bị chia cắt. Cassander cai trị Macedonia ở phía Tây; Lysimachus cai trị Thrace và Tiểu Á ở phía Bắc; Seleukos cai trị Đế chế Syria ở phía Đông; và Ptolemy cai trị Ai Cập ở phía Nam .Diễn ra từ 336 trước Công nguyên đến năm 323 trước Công nguyên.
  • nhưng không truyền lại cho con cháu, cũng không như quyền đã dùng mà cai trị trước nữa; vì nước người sẽ bị nhổ và phó cho người khác ngoài những người đó: Các con trai của Alexander Đại đế và các anh em của ông đều bị giết hết.

 Các vua phương Bắc và các vua phương Nam.

Vua phương nam sẽ trở nên hùng mạnh, nhưng một trong các tướng lãnh của vua sẽ lớn mạnh hơn vua và vương quyền của người ấy sẽ lớn lắm. Nhiều năm sau, các vua đó sẽ liên kết nhau, công chúa phương nam được gả cho vua phương bắc để kết hòa hảo. Nhưng công chúa không duy trì được quyền lực; vua phương bắc và dòng dõi vua cũng không đứng nỗi. Lúc ấy, công chúa cùng với những người hộ tống nàng, cha nàng và chồng nàng đều sẽ bị giao nộp.

  • Vua phương nam sẽ trở nên hùng mạnh: Vua phương nam Ptolemy I – cai tri Ai Cập thực sự đã trở nên hùng mạnh, bằng cách chiếm nhiều đảo và thành phố cho Ai Cập.
  • nhưng một trong các tướng lãnh của vua sẽ lớn mạnh hơn vua và vương quyền của người ấy sẽ lớn lắm: Seleucus I Nicator là một trong 4 tướng Alexander Đại đế cai trị khu vực Syria, người đã chinh phục Lysimachus ở phía bắc và nhiều vùng lãnh thổ khác, và nhờ đó đế chế Seleukos trở thành một đế chế rộng lớn. Seleukos đã thành lập thành phố Antioch và biến nó thành thủ đô để trị vì. Do đó, Seleukos giờ đây trở thành ‘vua phương bắc’, cai trị bộ phận phía bắc của đế chế Alexander. Đây là lý do tại sao bây giờ chúng ta thấy thuật ngữ ‘vua phương nam’ và ‘vua phương bắc’.
  • Nhiều năm sau, các vua đó sẽ liên kết nhau, công chúa phương nam được gả cho vua phương bắc để kết hòa hảo: sau triều đại của Ptolemy I và Seleukos I, công chúa Bernice, con gái của Ptolemy II Philadelphus (vua phương nam) được gả cho Antiochus II Theos (vua phương bắc) để kết hòa hảo.  Mặc dù Antiochus II đã kết hôn với Laodice và lập Laodice làm hoàng hậu.
  • Nhưng công chúa không duy trì được quyền lực; vua phương bắc và dòng dõi vua cũng không đứng nỗi. Lúc ấy, công chúa cùng với những người hộ tống nàng, cha nàng và chồng nàng đều sẽ bị giao nộp: Antiochos đã bỏ vợ mình là Laodice, đày bà tới Ê-phê-sô. Tuy nhiên, Laodice đã đầu độc Antiochos và những kẻ ủng hộ bà thì giết chết Berenice.

Một chồi cùng gốc với công chúa sẽ lên nối ngôi vua phương nam. Vua ấy sẽ đem quân vào thành lũy vua phương bắc, tấn công và chiến thắng. Vua sẽ mang về Ai Cập các thần của họ, từ các tượng đúc đến các đồ dùng bằng vàng bằng bạc. Vua án binh, không tấn công vua phương bắc trong vài năm. Sau đó, vua phương bắc có tiến vào lãnh địa của vua phương nam, nhưng lại trở về xứ mình.

  • Một chồi cùng gốc với công chúa sẽ lên nối ngôi vua phương nam. Vua ấy sẽ đem quân vào thành lũy vua phương bắc, tấn công và chiến thắng:  Ptolemy III Euergetes, anh trai của Bernice, trở thành vua của Ai Cập và tiến hành cuộc chiến chống lại Seleukos II (vua phương bắc) và giành chiến thắng.

10.Các con trai của vua phương Bắc và chiến thắng của họ.

Các con trai của vua phương bắc tiến hành chiến tranh. Họ chiêu mộ nhiều đoàn quân đông đúc rồi kéo quân đến, tràn lấn, vây bủa khắp nơi; họ đưa cuộc chiến đến tận các thành trì của vua phương nam.

  • Các con trai của vua phương bắc tiến hành chiến tranh: Các con trai của các vị vua phương Bắc sẽ tiếp tục trận chiến. Một trong những người con trai sẽ chinh phục Thánh địa ( áp đảo và đi qua ), nơi được coi là vùng đệm giữa các vị vua phương Nam và các vị vua phương Bắc.
  • Họ chiêu mộ nhiều đoàn quân đông đúc:  Seleukos III và Antiochus III, là hai con trai của Seleukos II. Cả hai đều là những vị tướng thành công, nhưng Seleukos III chỉ cai trị trong một thời gian ngắn và được kế vị bởi anh trai của mình.
    • Antiochus III đã giành lại đất từ sự thống trị của Ptolemies.

(11-12) Vua phương Nam thắng vua phương Bắc.

Bấy giờ vua phương nam tức giận, xông ra giao chiến với vua phương bắc. Dù vua phương bắc đã chiêu mộ một đoàn quân đông đúc, nhưng đoàn quân nầy cũng sẽ rơi vào tay vua phương nam. Khi đánh bại được đoàn quân đó, vua phương nam sinh lòng kiêu ngạo. Vua sẽ đánh bại hàng ngàn, hàng vạn địch quân nhưng không chiến thắng.

  • vua phương nam tức giận, xông ra giao chiến với vua phương bắc: Vua phương nam Ptolemy IV đã tiến đánh vua phương bắc Antiochus III.
  • Vua phương bắc đã chiêu mộ một đoàn quân đông đúc, nhưng đoàn quân nầy cũng sẽ rơi vào tay vua phương nam: vua phương bắc Antiochus III bị đánh bại trong trận Raphia. Vì sự mất mát đó, ông buộc phải trao lại quyền cai trị cho Ptolemy IV.

Vua phương bắc sẽ tiến đánh theo ý mình, và chẳng ai đương đầu nổi với vua ấy. Vua sẽ đứng trong đất vinh hiển, cầm quyền sinh sát trong tay. Vua quyết tâm tiến chiếm bằng sức mạnh của vương quốc mình. Vua sẽ lập giao ước với vua phương nam, gả công chúa cho vua nầy để thôn tính vương quốc, nhưng việc đó không thành, không mang lại lợi ích nào cho vua cả. Sau đó, vua chuyển hướng về vùng duyên hải và chiếm được nhiều nơi. Nhưng một tướng lãnh sẽ chấm dứt thái độ kiêu căng của vua, làm cho chính tính kiêu căng của vua chống lại vua. Vua quay trở về với các thành lũy trên đất mình; nhưng sẽ phải vấp ngã và té nhào, và chẳng ai còn gặp lại vua ấy nữa.

  • Vua phương bắc sẽ tiến đánh theo ý mình, và chẳng ai đương đầu nổi với vua ấy: Đế chế La Mã sau đế chế Hy lạp sẽ trở lên vô vùng hùng mạnh không ai có thể đánh được lại.
  •  Vua sẽ đứng trong đất vinh hiển, cầm quyền sinh sát trong tay. – Năm 70 SCN, Đế chế La Mã đã phá hủy hoàn toàn Jerusalem.( Ma-thi-ơ 24:15-16 và Lu-ca 21:20-21.)

Thời kì đế chế La Mã

Người lên kế vị vua ấy sẽ sai người đi bóc lột thuế khóa để duy trì sự xa xỉ của vương quốc, nhưng chẳng bao lâu sau vua ấy sẽ bị sát hại mà không phải vì oán giận hay chiến trận nào cả. Lên kế vị vua là một tay bần tiện, không được trao vương quyền. Hắn bất chợt xuất hiện, dùng thủ đoạn xảo quyệt chiếm đoạt vương quốc. Quân ngoại xâm tràn vào như nước lũ sẽ bị cuốn trôi và tan vỡ trước mặt vua ấy, cả đến thủ lĩnh của giao ước cũng vậy. 

  • Người lên kế vị vua ấy sẽ sai người đi bóc lột thuế khóa để duy trì sự xa xỉ của vương quốc, nhưng chẳng bao lâu sau vua ấy sẽ bị sát hại mà không phải vì oán giận hay chiến trận nào cả. – Hoàng đế Caesar Augustus đã “đánh thuế thế gian”( Lu-ca 2:1).ho chúng ta biết rằng điều này đã được thực hiện “trong vinh quang của vương quốc.” Thời điểm Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian cũng chính là thời điểm cực thịnh của Đế Chế La Ma do đi bóc lột nhân dân.
  • Lên kế vị vua là một tay bần tiện – Hoàng đế Tiberius bị thượng viện từ chối phong thần; danh hiệu thần thánh đã được trả cho Augustus.
  • cả đến thủ lĩnh của giao ước cũng vậy –  Chúa Giêsu Kitô đã bị đóng đinh dưới thời Hoàng đế Tiberius.

Lưu ý: Cái tên Vua phương Bắc cũng không còn xuất hiện nữa. Vì Đế Quốc La Mã bắt nguồn từ phương tây.

Sự hình thành Giáo Hội Công Giáo

  • Tàu bè từ Kít-tim sẽ tấn công hắn ta nên hắn ta hoảng sợ rút lui và giận dữ chống lại giao ước thánh.– 3 bộ lạc Arian bao gồm Heruli, Vandals và Ostrogoths đã chống đối lại giáo hội Công Giáo La Mã vì đi theo giáo lý của Arius.
  • Hắn ta sẽ trở về và ưu ái những kẻ từ bỏ giao ước thánh – Công giáo sẽ kết ước cùng 7 trong 10 nước còn lại.
  • Quân lính do hắn ta gửi đến chiếm đóng và làm ô uế thành lũy của đền thánh. – Năm 496 SC, vua Clovis của Pháp cải đạo sang Công giáo giúp Công Giáo đánh bại người Goth thuộc phe Arian và đặt Giáo hội Công giáo La Mã làm người đứng đầu cả Giáo hội và Đế quốc.
  • Hắn ta dùng lời đường mật mà quyến dụ những kẻ xem thường giao ước (32)- Giáo Hội Công Giáo quyến dụ các vua còn lại trong Châu Âu.
  • nhưng những người nhận biết Đức Chúa Trời sẽ kiên quyết chống lại – Những người như nhà cải cách như Waldenses và Albigenses kiên quyết giữ vững lời Chúa. Quyết chống Công Giáo tới cùng.

Những người khôn sáng trong dân chúng sẽ dạy dỗ nhiều người, dù trong một thời gian, họ sẽ phải gục ngã bởi gươm đao và lửa hừng, bởi tù đày và cướp bóc. Trong khi họ gục ngã, sự trợ giúp họ nhận được không nhiều, nhưng lại có lắm kẻ dùng lời giả dối mà theo họ. Một số trong những người khôn sáng sẽ sa ngã để nhờ đó mà được luyện lọc, thanh tẩy và phiếu trắng cho kỳ cuối cùng, vì còn phải chờ cho đến thời điểm ấn định.

  • Những người khôn sáng trong dân chúng sẽ dạy dỗ nhiều người, dù trong một thời gian, họ sẽ phải gục ngã bởi gươm đao và lửa hừng, bởi tù đày và cướp bóc – Những đầy tớ của Đức Chúa Trời đã “dạy dỗ nhiều người” trong Lời Đức Chúa Trời, nhưng họ vẫn bị bắt bớ nặng nề, vì họ đã vạch trần những điều xấu xa và sai trái của Giáo hội Công giáo La Mã và các vị vua đã ủng hộ nó. 
  • Một số trong những người khôn sáng sẽ sa ngã để nhờ đó mà được luyện lọc, thanh tẩy và phiếu trắng cho kỳ cuối cùng, vì còn phải chờ cho đến thời điểm ấn định. – Nhiều tín đồ Cơ Đốc Nhân chân chính sẽ bị tử vì đạo nhưng sẽ trở lên trong sáng trước mặt Đức Chúa Trời.
  • cho kỳ cuối cùng, vì còn phải chờ cho đến thời điểm ấn định. – Kì cuối cùng là nước Pháp sẽ tiêu diệt Công Giáo.

Nước Pháp lật đổ Giáo Hội Công Giáo (36-40)

Vua phương bắc sẽ làm theo ý mình, tự cao tự đại, tôn mình cao hơn mọi thần. Vua ấy sẽ nói những lời kỳ quặc chống lại Đức Chúa Trời của các thần. Vua sẽ thành công cho đến khi cơn thịnh nộ chấm dứt, vì việc gì Chúa đã định thì phải được thi hành. Vua ấy sẽ không quan tâm đến các thần của tổ phụ mình hay thần mà phụ nữ sùng bái. Vua sẽ chẳng coi thần nào ra gì vì tự tôn mình cao hơn tất cả. Thay vào đó, vua lại tôn kính thần của các thành lũy. Vua lấy vàng, bạc, đá quý và các báu vật dâng cho thần mà tổ phụ mình không biết.

  • Vua phương bắc sẽ làm theo ý mình, tự cao tự đại, tôn mình cao hơn mọi thần. –  Nước Pháp, với sự phẫn nộ đó là cuộc cách mạng Pháp, khởi nguồn từ việc tiêu diệt đạo Tin lành và lật đổ chế độ Giáo hoàng.
    • Cách mạng Pháp tạo ra ngôi đền dành cho “Goddess of Reason” để thay thế Cơ đốc giáo
  • Vua ấy sẽ không quan tâm đến các thần của tổ phụ mình hay thần mà phụ nữ sùng bái – Cách mạng Pháp từ bỏ đạo Công Giáo để theo “Goddess of Reason”
  • Vua sẽ thành công cho đến khi cơn thịnh nộ chấm dứt, vì việc gì Chúa đã định thì phải được thi hành. – Đức Chúa Trời Giê-hô-va đã dùng nước Pháp để tiêu diệt Công Giáo để làm ứng nghiệm lời tiên tri 1260 năm.
  • Vua sẽ chẳng coi thần nào ra gì vì tự tôn mình cao hơn tất cả. – Vua Pháp tiêu diệt cả Công Giáo và Tin Lành lập nữ thần Marianne làm nền Cộng hòa: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
  • Vua lấy vàng, bạc, đá quý và các báu vật dâng cho thần mà tổ phụ mình không biết. – Nước Pháp Bỏ đạo Công Giáo.

Thổ Nhĩnh Kì đánh bại Pháp (40-45)

Đến kỳ sau-rốt, vua phương nam sẽ tranh-chiến cùng người. Vua phương bắc đem xe binh, lính kỵ và nhiều tàu, xông đến vua đó như cơn gió lốc. Người sẽ lấn vào các nước, tràn tới và đi qua. Người sẽ vào đến đất vinh-hiển, và nhiều nước sẽ bị đổ. Song những người Ê-đôm, người Mô-áp và những kẻ làm đầu trong dân Am-môn sẽ thoát khỏi tay người. Người sẽ dang tay ra trên các nước, và đất Ê-díp-tô sẽ không thoát khỏi. Người sẽ chiếm lấy các của-báu, vàng và bạc, cùng hết thảy đồ quí-báu của Ê-díp-tô. Dân Li-by và dân Ê-thi-ô-bi sẽ theo sau người. Song những tin-tức từ phương đông và phương bắc sẽ đến làm cho người bối-rối; người sẽ giận lắm mà đi ra để tàn-phá và hủy-diệt nhiều người. Người sẽ đặt các trại của cung mình ở khoảng giữa biển cùng núi vinh-hiển và thánh. Song người sẽ đến sự cuối-cùng mình, và chẳng có ai đến giúp-đỡ người cả.

  • vua phương nam sẽ tranh-chiến cùng người : Pháp đã gặp thất bại thảm hại trong cuộc chiến với Ai Cập trong Chiến dịch của Pháp tại Ai Cập và Syria (1798–1801)
  • Vua phương bắc đem xe binh, lính kỵ và nhiều tàu, xông đến vua đó như cơn gió lốc –  Thổ Nhĩ Kỳ (vua phương bắc)  Công tước Wellington (Thổ ) đánh tan nát quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy trong trận Waterloo (1815), là đòn hủy diệt cuối cùng vào Napoléon. Đại thắng của ông đã tiêu diệt chế độ độc tài của Napoléon.
  • Người sẽ vào đến đất vinh-hiển, và nhiều nước sẽ bị đổ – Thổ Nhĩ Kỳ – vua phương bắc đã đánh xứ Palestine(đất vinh-hiển) và sẽ đánh bại nhiều nước.
  • Vua ấy sẽ dang tay trên các nước, ngay cả Ai Cập cũng không thoát khỏi. – Đế chế Ottoman dành lại được Ai Cập
  • Nhưng tin tức từ phương đông và phương bắc sẽ làm cho vua bối rối. Vua sẽ giận dữ đem quân đi tàn phá và tiêu diệt nhiều người. – Tình báo về việc Ba Tư và Nga âm mưu cùng nhau tiêu diệt Đế chế Ottoman. Do đó, ‘ông’, vua phương bắc (Đế chế Ottoman) đã ra tay với sự giận dữ để tiêu diệt. Điều này đã được ứng nghiệm trong cuộc chiến tranh Crimean vào những năm 1850, trong đó Nga và Ba Tư đã thất bại trong nỗ lực tiêu diệt Đế chế Ottoman.
  • Vua sẽ dựng lều trại hoàng gia tại khoảng giữa biển và núi thánh vinh quang. Nhưng ngày tận số của vua sẽ đến mà không một ai cứu giúp cả. – Một sự hủy diệt khác đang đến với quốc gia Israel, từ động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo. Và động thái của Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo đối với Israel, cụ thể là Jerusalem, sẽ là động thái cuối cùng của họ, và khi Thổ Nhĩ Kỳ làm điều này, họ sẽ đi đến hồi kết và không ai giúp đỡ họ. Các quốc gia khác đã giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc chiến trước đây, nhưng khi người Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện bước đi cuối cùng này, họ sẽ tự mình gánh chịu và kết quả sẽ là sự kết thúc của vương quốc Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, lời tiên tri của Đa-ni-ên 11:45 chỉ ra một phong trào từ phía Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo vào Giê-ru-sa-lem.
.
.
.