Giải nghĩa Giăng 1:1 – Ngôi lời là ai?

Giăng 1:1 – (VIE2010) – Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở với Đức Chúa Trời, và Ngôi LờiĐức Chúa Trời.

Câu này bị dịch sai do đó hiểu lầm nhiều và đã bị lạm dụng nhiểu nhất để bảo vệ Giáo lí Thiên Chúa Giáo Ba Ngôi dối nghịch lại với Lời Chúa nói . Chúng ta hãy xem xét văn bản ngắn gọn bằng nguyên bản tiếng Hy Lạp.

Giải nghĩa Giăng 1:1 

Giăng 1:1 Interlinear
Giăng 1:1 Interlinear
  Tiếng anh Loại từ Tiếng việt
τὸν θεόν the God Danh từ Đức Chúa Trời
θεὸς God tính từ Bản chất của Đức Chúa Trời
  • θεόν:đóng vai trò là danh từ trong câu, và được dịch là Đức Chúa Trời.
  • θεὸς: là từ có thể là danh từ hoặc tính từ trong câu, tuy nhiên bạn chủ ngữ ở đây là Lời (Chúa Giê-su- the Word) và sử dụng cấu trúc đảo ngữ vậy nên θεὸς sẽ đóng vai trò là tính từ vị ngữ. Vậy nên θεὸς được dịch là bản chất của Đức Chúa Trời.

Lưu ý 1: Tôi xin nhấn mạnh rằng θεὸς là một tính từ, chính vì thế nó sẽ mang ý nghĩa là bản chất bản sắc nhiều hơn

Lưu ý 2: Ngôi Lời (the Word) được các nhà thần học Ba Ngôi dịch là Ngôi lời để bảo vệ cho giáo lý Ba Ngôi. Tuy nhiên dịch như vậy sẽ không công tâm chúng ta chỉ có thể dịch là Lời mà thôi.

Chúng tôi xin cung cấp lại bản dịch mà đúng nhất:

Giăng 1:1 – (VIE2010) – Ban đầu có Lời, Ngôi Lời ở với Đức Chúa Trời, và  Lời là Đức Chúa Trời hoàn toàn theo bản chất.

Ngôi lời là gì?

Lời chắc chắn đang ám chỉ trực tiếp tới Chúa Giê-su.

1.Lời{Ngôi Lời} là Đức Chúa Trời.

Đây có lẽ là bản dịch chiếm đa số nhất, hầu hết các học giả đểu dịch như vậy để bảo vệ giáo lý Ba Ngôi.

Giăng 1:1 (VIE2010) Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở với Đức Chúa Trời, và Ngôi LờiĐức Chúa Trời.

Tuy nhiên công tâm mà nói thì hai từ τὸν θεόν và θεὸς đều dịch thì Đức Chúa Trời thì tại sao sứ đồ Giăng lại không dùng chung một từ mà phải dùng 2 từ khác nhau.

Thậm chí các học giả Ba Ngôi tại Việt Nam còn cố tình dịch từ the Word(Lời) dịch thành Ngôi Lời để tạo hiệu ứng đồng âm,để lý luận rằng Chúa Giê-su thuộc ngôi thứ hai.

2.Lời{Ngôi Lời} là vị thần

Có 20 bản dịch Kinh Thánh dịch Lời là một vị thần. Chúng tôi chỉ liệt kê vài bản dịch để cho các bạn tự tham khảo.

  • 1867: “và Con là một vị thần” – The Joseph Smith Translation of the Bible
  • 1879: “và Lời là một vị thần” – Das Evangelium nach Johannes (J. Becker, 1979)
  • 1885: “và Lời là một vị thần” – Concise Commentary on The Holy Bible (R. Young, 1885)

Nếu chúng ta dịch “Lời là một vị thần” hay “Lời là Thần” nó rất chung chung, không thể mô tả bản chất của Đức Chúa Giê-su là ai.Thậm chí có thể coi đó là một câu nói thừa không có tác dụng vì các quan xét (Giăng 10:34) cũng gọi là các thần, các thần của thế gian cũng gọi là các thần, vậy nói Chúa Giê-su cũng là một vị thần chẳng hóa ra một câu nói thừa.

3.Lời{Ngôi lời} mang bản chất của Đức Chúa Trời

Đây là bản dịch miêu tả chính xác nhất Chúa Giê-su là ai!

  • 1924: “Lời mang bản chất của Thánh Thần” – The Bible: James Moffatt Translation, by James Moffatt.
  • 1966, 2001: “và anh ấy giống với Đức Chúa Trời” – The Good News Bible.

Đây là bản dịch hay nhất vì nó cho chúng ta biết rất nhiều thông tin.

  1. Chúa Giê-su là hoàn toàn là Đức Chúa Trời về bản chất.
  2. Chúa Giê-su là hoàn toàn giống với Đức Chúa Trời.
  3. Chúa Giê-su có đủ thẩm quyền với Đức Chúa Trời.

Lưu ý: Chúa Giê-su mang hoàn toàn bản chất của Đức Chúa Trời nhưng không phải là Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su và Đức Chúa Trời là hai Đấng riêng biệt theo nghĩa đen.

.
.
.