Nguồn gốc Ngoại Đạo của Thập Tự Giá

Thập tự giá được hầu hết các tín đồ Cơ Đốc Giáo coi như là biểu tượng, hoặc thậm chí còn gọi là ” Thánh Giá ” và thờ lạy như một ” Vật Thánh” thiêng liêng. Nhưng điều đó thì đi lại với luật pháp 10 điều răn của Đức Chúa Trời.

Chúa Giê-su có chết trên thập tự giá?

 Hầu hết các bản dịch Kinh Thánh thì đều dịch rằng: ” Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá! “. Nhưng sự giả dối ngụy biện thì nhanh chóng bị phơi bày ra ánh sáng khi chúng ta xem đối sánh với các đoạn Kinh Thánh khác. 

  • Ga-la-ti 3:13 – ” Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta, vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ,”
  • Công vụ 10:39 – Chúng ta từng chứng-kiến về mọi điều Ngài đã làm trong xứ người Giu-đa và tại thành Giê-ru-sa-lem. Chúng đã treo Ngài trên cây gỗ mà giết đi.”

Lúc thì dịch là “thập tự giá” lúc thì dịch là “cây gỗ” rõ ràng không hề có sự đồng nhất nào cả. Hãy cùng xem Kinh Thánh bản tiếng Hi-lạp.

  •  Stau·rosʹ  – Cọc là cây trụ thẳng chứ không phải hình chữ thập

Rõ ràng rằng Kinh Thánh thì không thể sai được. Chỉ có những “mục sư lởm” cố tình dịch sai Kinh Thánh để chống đối sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời.

Nguồn gốc ra đời của thập tự giá

Theo các nhà khảo cổ học, Cơ Đốc Nhân không phải những người đầu tiên sử dụng thập tự giá. Hình thập tự cũng đã được tìm thấy trên các bức họa, khắc trên đa củaThần mặt trời Tammuz của Babylon cổ đại,người Assyrian, Thần mặt trời Rah Ai cập… Tất cả đều liên quan đến thần mặt trời. Điều này chứng tỏ rằng ai sử dụng thập tự giá làm biểu tượng  thì họ đang thờ thần mặt trời chứ không phải thờ Đức Chúa Trời và bước đi theo Chúa Giê-su.

Loại thập giá Dân tộc
Russian  
Quadrata Hy Lạp
Immisa La tinh
Commissa  
St. Andrew La Mã
Ansata  
Swastika  
Celtic Bắc Âu
Papal Va-ti-căng
Tau  

Thập tự giá Ai Cập

Thập tự giá Ankh của người Ai Cập Cổ Đại
Thập tự giá Ankh của người Ai Cập Cổ Đại

Những người theo Công Giáo đã điều chỉnh nó thành crux ansata , một hình dạng có vòng tròn chứ không phải hình bầu dục và sử dụng nó như một biến thể của cây Thánh Giá Công Giáo – Ankh

Thập tự giá của Tammuz

Thập tự giá là biểu tượng của Tammuz
Thập tự giá là biểu tượng của Tammuz

Ê-xê-chi-ên 8:14-15 : Ngài dẫn ta đến lối vào cửa nhà Đức Giê-hô-va, cửa ấy về phía bắc; nầy, tại đó ta thấy những đàn bà ngồi mà khóc Tham-mu. Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Ngươi sẽ còn thấy những sự gớm ghiếc lớn hơn nữa! 

Thập tự giá của Ailen

Thập tự giá Celtic của người Ailen đã xuất hiện vào thế kỉ thứ 6 TCN
Thập tự giá Celtic của người Ailen đã xuất hiện vào thế kỉ thứ 6 TCN

Thập tự giá Mặt Trời ( Sun Cross) đã xuất hiện vào thế kỉ thứ 6 TCN. Bốn cánh của Thập tự giá tượng trưng bốn sự kiện hàng ngày của mặt trời ( từ lặn đến lúc mọc)

 Thập tự giá là biểu tượng của ” Thần Mặt Trời” vốn có nguồn gốc bắt nguồn từ Tháp Ba-bel ( Babylon). Nó cũng chính là biểu tượng của Tammuz và rất nhiều tôn giáo khác bắt nguồn từ tôn giáo thờ thần mặt trời.

Nghịch lý về thập tự giá

 Thật lực cười khi những Cơ Đốc Nhân sử dụng công cụ tra tấn Chúa Giê-su chết một cách dã man nhất, tủi hổ nhất…rồi sử dụng nó như một biểu tượng của người Cơ Đốc, thật lực cười.

Thập tự giá là biểu tượng của thần mặt trời ấy vậy mà họ vẫn ngang nhiên sử dụng nó như là biểu tượng của người Cơ Đốc Giáo.

Luật pháp 10 điều răn của Chúa đã ghi chép rất rõ ràng không được làm hình tượng cho mình ấy vậy mà các Giáo Hội Công Giáo hay các Hội Thánh Tin Lành vẫn ngang nhiên sử dụng.

Thờ lạy thập tự giá là sai lầm
Thờ lạy thập tự giá là sai lầm

 “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất.” 

Ý nghĩa của cây cọc gỗ

  • “Đáng rủa sả thay là kẻ bị treo trên cây gỗ” – Ga-la-ti 3:14

Ân huệ: Chúa Giê-xu đã chịu chết cho tội lỗi của thế thì một lần đủ cả chúng ta đã được ta thứ tội lỗi thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời.

  • “huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” 1 Giăng 1:7

Niềm tin: Chúng ta có một niềm tin chắc chắn rằng sau khi tiếp nhận Chúa Giê-su vào cuộc đời thì chúng ta sẽ được làm sạch mọi tội lỗi trong quá khứ của mình an tâm bước đi theo Ngài. Cho dù bạn phạm tội gì đi chăng nữa thì tội lỗi của bạn cũng sẽ được tha thứ.

  • “Còn ai không vác thập giá mình mà theo ta, cũng  không được làm môn đồ ta” –Lu-ca 14:27

Thách thức:  Nếu chúng ta chịu được những khó khăn thử thách trong quá trình theo Chúa thì chúng ta cũng được nhận là môn đồ của Ngài.

  • “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác cọc gỗ mình mà theo ta“… Mác 8:34.

Lời hứa: Điều kiện bắt buộc của người theo Chúa là phải biết chịu vượt qua khó khăn thử thách để bước đi theo Chúa vâng phục trong cuộc sống. Trong cuộc đời của mỗi người đều gặp khó khăn trong gai nhất định nhưng phải vượt qua thử thách mới thành công được.

Trả lời

.
.
.