I.CHÚA GIÊSU BỊ ĐÓNG ĐINH– TÂM ĐIỂM CỦA VŨ TRỤ
Không có sự kiện nào trong lịch sử nhân loại vượt qua được chiều sâu và sức nặng của thập tự giá. Cái chết của Chúa Giê-su tại đồi Gô-gô-tha không chỉ là kết cục của một vụ án sai lệch hoặc một chuỗi phản bội. Đó là tâm điểm vĩ đại của cả vũ trụ, nơi công lý và ân điển gặp nhau, nơi tình yêu được thể hiện tột cùng và tội lỗi bị vạch trần rõ ràng nhất.
“Thập tự giá của Đấng Christ sẽ là môn học và bài ca của những người được cứu chuộc trong suốt cõi đời đời.”
Sự hy sinh của Chúa Giê-su – sẽ là chủ đề nghiên cứu sâu sắc và nguồn cảm hứng ngợi khen mãi mãi, ngay cả trong đời sống vĩnh hằng sau này. Không chỉ trong đời này, mà cả thiên đàng cũng sẽ tiếp tục học hỏi về tình yêu thương, sự công chính và lòng thương xót bày tỏ tại Gô-gô-tha.
II. CHÚA GIÊSU BỊ ĐÓNG ĐINH VÌ SỰ MÙ QUÁNG CỦA LOÀI NGƯỜI
1. Sự đố kỵ và chống đối của các lãnh đạo Do Thái
Ngay từ đầu chức vụ, Chúa Giê-su đã bị giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái thù ghét vì đời sống thánh khiết của Ngài vạch trần sự giả hình của họ.
“Họ ghét bản tính thánh khiết và trong sạch của Đấng Christ vì nó liên tục quở trách sự giả hình của chính họ.”
Họ căm ghét Ngài vì Ngài giảng dạy với thẩm quyền, chữa lành bệnh tật, tha thứ tội lỗi, và thu hút dân chúng mà không cần đến hệ thống đền thờ của họ.
Lý do sâu xa khiến giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái căm ghét Chúa Giê-su: không phải vì Ngài làm điều sai, mà chính vì sự thánh khiết tuyệt đối của Ngài làm cho tội lỗi và sự giả hình của họ bị phơi bày rõ ràng.
2. Dân chúng bị thao túng và phản bội
Những người từng hô “Hô-sa-na” giờ đây hô “Đóng đinh hắn đi!”. Họ bị các lãnh đạo Do Thái kích động, dẫn đến lựa chọn Ba-ra-ba thay vì Đấng Christ.
“Dân chúng hành động dưới sự dẫn dắt của các thầy tế lễ bại hoại.”
Đây là ví dụ kinh điển về tâm lý đám đông mù quáng – một lời cảnh báo về việc đặt niềm tin sai lầm nơi con người thay vì nơi Lời Đức Chúa Trời.
3. Phi-lát – biểu tượng của sự thỏa hiệp
Phi-lát biết rõ ráng chắc chắn rằng Chúa vô tội nhưng vẫn giao Ngài cho đám đông để giữ vững địa vị chính trị.
“Phi-lát không phải là người có dũng khí đạo đức. Ông thiếu sự kiên định để làm điều mà ông biết là đúng.”
Dũng khí đạo đức, tức là can đảm đứng về phía lẽ phải ngay cả khi phải trả giá. Phi-lát là hình ảnh của những người biết điều đúng nhưng không dám làm, vì sợ mất vị trí, danh tiếng hoặc sự yên ổn.
III. CHÚA GIÊ-SU CHỊU CHẾT VÌ ĐỂ CỨU LOÀI NGƯỜI
1. Sự để cứu chuộc
nền tảng của Tin Lành Chúa Giê-su chết không phải vì tội của chính Ngài, mà vì Ngài là Đấng Thay Thế, chịu lấy án phạt mà tội nhân xứng đáng.
“Ngài đã bị đối xử như chúng ta đáng phải chịu, để chúng ta được đối xử như Ngài xứng đáng được nhận.”
Thập tự giá bày tỏ tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời và cùng lúc duy trì luật pháp Ngài.
2. Công lý và ân điển gặp nhau
“Sự công chính đòi hỏi mạng sống của tội nhân. Đấng Christ, thay cho con người, đã chịu chết.”
Thập tự giá là nơi công lý được thỏa mãn và ân điển được ban ra. Nếu luật pháp có thể thay đổi, Đấng Christ không cần phải chết.
IV. CHÚA GIÊ-SU CHỊU CHẾT ĐỂ VẠCH TRẦN SATAN
1. Thập tự giá vạch trần Sa-tan
Trong The Desire of Ages, Ellen G. White mô tả thập tự giá như nơi bản chất của Sa-tan được vạch trần trước cả vũ trụ.
“Thập tự giá là sự bày tỏ cho cảm xúc chai lì của chúng ta về nỗi đau mà tội lỗi, ngay từ lúc khởi đầu, đã mang đến cho lòng của Đức Chúa Trời.”
Tại Gô-gô-tha, Sa-tan thể hiện sự tàn ác tuyệt đối khi kích động dân chúng giết Đấng Vô Tội.
“Sa-tan hớn hở… nhưng hắn biết rằng vương quốc của mình đã bị đánh mất.”
(DA, p. 764)
2. Chiến thắng quyết định của Đấng Christ
Khi Chúa phán “Mọi việc đã được trọn!” (Giăng 19:30), đó là lời tuyên bố chiến thắng chứ không phải tuyệt vọng.
“Cuộc đại tranh chiến đã được giải quyết đời đời. Cái chết của Đấng Christ đã trả lời dứt khoát cho câu hỏi rằng liệu luật pháp của Đức Chúa Trời có thể được vâng giữ hay không.”
(DA, p. 763) Thập tự giá là dấu chấm hết cho mọi nghi ngờ về tính công chính, tình yêu và sự công bình của Đức Chúa Trời. —
V. NỖI ĐAU CỦA CHÚA GIÊ-SU KHI CHỊU ĐÓNG ĐINH
1. Đau đớn thể xác và nhục nhã công khai Chúa Giê-su không chỉ chết
Ngài chịu một trong những hình phạt đau đớn và nhục nhã nhất từng được con người nghĩ ra.
“Ngài chịu lấy sự chết vốn thuộc về chúng ta, để chúng ta có thể nhận lấy sự sống vốn thuộc về Ngài.”
(DA, p. 25) Từng đòn roi, từng cây đinh, từng cơn đau đều phản ánh sự nghiêm trọng của tội lỗi – nhưng cũng thể hiện chiều sâu của tình yêu.
2. Đau khổ tâm linh:
xa cách Đức Chúa Trời Điều đau đớn nhất không phải là thể xác mà là sự xa cách với Cha Ngài.
“Đấng Cứu Thế không thể nhìn xuyên qua cánh cổng của ngôi mộ. Niềm hy vọng không hiện ra với Ngài về việc Ngài sẽ bước ra khỏi phần mộ.”
Ngài trải nghiệm nỗi tuyệt vọng tột cùng của một linh hồn chịu phán xét, để chúng ta không bao giờ phải trải qua điều đó.
VI. Ý NGHĨA SỰ CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-SU TRÊN THẬP TỰ GIÁ
1. Căn bản cho sự phục hòa và xưng công chính
“Qua thập tự giá, chúng ta học biết rằng Cha Thiên Thượng của chúng ta yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vô hạn.”
(SC, p. 13) Chúng ta được xưng công chính bởi đức tin nơi Đấng chịu chết thay, không bởi công đức của mình.
2. Trung tâm của mọi chân lý
Kinh Thánh Ellen G. White khẳng định:
“Mọi lẽ thật phải được nghiên cứu dưới ánh sáng phát ra từ thập tự giá trên đồi Gô-gô-tha.”
Thập tự giá là nền tảng của Phúc Âm đời đời (Khải Huyền 14:6). Không có thập tự giá, không có hy vọng, không có Tin Lành.
KẾT LUẬN
Chúa Giê-su bị đóng đinh không chỉ vì âm mưu của con người, mà bởi tình yêu đời đời của Đức Chúa Trời dành cho tội nhân. Ngài chịu đóng đinh bởi sự công chính cần được thỏa mãn, và vì một cuộc đại tranh chiến cần được kết thúc bằng tình yêu.Thập tự giá không đơn thuần như một biểu tượng, mà như một trung tâm sống động, vĩnh hằng của Đức Tin Cơ Đốc:
“Đấng Christ đã bị đối xử như chúng ta đáng phải chịu, để chúng ta được đối xử như Ngài xứng đáng. Ngài đã chết cái chết vốn thuộc về chúng ta, để chúng ta có thể sống cuộc đời vốn thuộc về Ngài.”
Nếu hiểu điều này, chúng ta không thể sống như cũ. Chúng ta được mời gọi để: Đáp lại tình yêu bằng đức tin và sự vâng phục Rao giảng Tin Lành của thập tự giá cho mọi dân tộc Sống đời sống hy sinh như Đấng đã chết cho mình “Thập tự giá – nơi tình yêu chiến thắng mãi mãi.”