Khải Huyền 21 – Thành Thánh Giêrusalem

Giữa một thế giới đầy bất ổn, đau thương và mất mát, Khải Huyền chương 21 vang lên như một khúc nhạc hy vọng dành cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Đây không chỉ là một đoạn Kinh Thánh đẹp đẽ – mà là lời hứa chắc chắn, là đích đến của hành trình đức tin, là giấc mơ Thiên Quốc sẽ trở thành hiện thực.
 
Khải huyền 21:1 “Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa.”

trời mới và đất mới Ngọn lửa thiêu đốt kẻ ác thanh tẩy trái đất. Mọi dấu vết của lời nguyền rủa đều bị xóa sạch. Không có địa ngục cháy mãi mãi nào có thể giữ lại những hậu quả đáng sợ của tội lỗi trước khi người được cứu chuộc. 

  • Sau 1.000 năm (thiên niên kỷ) được mô tả trong Khải Huyền 20, Đức Chúa Trời sẽ tạo dựng trời mới và đất mới (xem Ê-sai 65:17; 2 Phi-e-rơ 3:13).
  • Đây là sự phục hồi hoàn toàn của thế giới như lúc ban đầu, trước khi tội lỗi xâm nhập (Sáng Thế Ký 1-2).

Trái đất này, từng chịu gánh nặng bởi chiến tranh, bất công, bệnh tật và nước mắt – nay được Đức Chúa Trời phục hồi về nguyên bản trọn lành. Đây không phải là biểu tượng mơ hồ – mà là một thực tại trong kế hoạch cứu chuộc của Ngài.

biển cũng không còn nữa – được hiểu là biểu tượng cho sự chia cách và đau khổ. Ellen G. White giải thích rằng trong trái đất mới, không còn biển ngăn cách bạn bè và người thân, không còn những rào cản chia lìa con người.

Khải huyền 21:2 – “Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa-soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang-sức cho chồng mình.”

Thành Thánh Giê-ru-sa-lemNàng dâu đại diện cho thành thánh, các người nữ đồng trinh đi ra đón chàng rể đại diện cho hội thánh. Dân sự Đức Chúa Trời đại diện cho những khách mời đến dự tiệc cưới. Nếu là khách mời thì họ không thể mặc áo cô dâu. Đấng Christ nhận từ Đấng Thượng cổ trên trời “quyền thế, vinh hiển và nước” Giê-ru-sa-lem mới — kinh đô của vương quốc Ngài, “sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình” (Đa-ni-ên 7:14; Khải Huyền 21:2). Khi tiếp nhận vương quốc, Ngài sẽ đến như Vua của muôn vua, Chúa của các chúa, để bù đắp cho dân sự Ngài là những người đến dự tiệc cưới của Chiên Con. 

  • được dựng nên bởi chính Đức Chúa Trời – không phải biểu tượng, không phải ẩn dụ, nhưng nó theo nghĩa đen. Đây sẽ là nơi ở đời đời cho những ai được cứu, là quê hương mới, nơi mỗi kẻ thắng sẽ được gọi là con cái Đức Chúa Trời.

Lời hứa về một nơi chốn mới mà còn là biểu tượng của mối quan hệ mật thiết giữa Đấng Christ và dân sự Ngài. Giê-ru-sa-lem mới tượng trưng cho sự phục hồi hoàn toàn, nơi không còn đau khổ, nước mắt hay sự chết, và là đích đến cuối cùng cho những ai trung tín với Đức Chúa Trời.

Khải huyền 21:3 -“Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Này, đền-tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng.”

Những ai dâng hiến đời sống mình để phục vụ Đức Chúa Trời sẽ sống với Ngài qua muôn đời vĩnh cửu. ‘Chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ, và làm Đức Chúa Trời của họ.’

Khải huyền 21:4 – “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca, hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.

Không có nước mắt – Chúa không chỉ lau sạch nước mắt theo nghĩa đen, mà Ngài sẽ loại bỏ mọi nguyên nhân gây ra sự đau buồn, khiến cho không còn lý do gì để rơi lệ.

“Cuộc tranh chiến lớn đã kết thúc. Tội lỗi và tội nhân không còn nữa. Toàn thể vũ trụ sạch sẽ. Một nhịp đập của sự hòa hợp và vui mừng vang vọng khắp tạo vật bao la.”

Khải huyền 21:5- “Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn, lại rằng: Hãy chép; vì những lời nầy đều trung-tín và chân-thật

🔷 “Đấng ngự trên ngôi

  • Đây là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng đang tể trị vũ trụ từ ngôi thiên thượng (Khải 4:2–3).

  • Câu nói đến uy quyền tối cao và sự bảo đảm của chính Đức Chúa Trời về những điều sắp được công bố.

🔷 “Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật

  • Đây là tâm điểm của trời mới và đất mới – Đức Chúa Trời tái tạo hoàn toàn, không còn đau đớn, tội lỗi hay sự chết (x. Ê-sai 65:17, 2 Phi-e-rơ 3:13).

  • Không chỉ là tái thiết vật chất, mà còn là sự đổi mới tâm linh, đạo đức và mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người.

🔷 “Hãy chép; vì những lời này đều trung tín và chân thật

  • Giống như các lời tiên tri khác (x. Habacúc 2:2), Đức Chúa Trời truyền lệnh ghi chép để người đọc biết rằng lời hứa này chắc chắn xảy ra.

  • “Trung tín và chân thật” là thần tính của chính Đức Chúa Trời (Khải 19:11), tức là chắc chắn, không thay đổi, có thể tin cậy hoàn toàn.

Khải huyền 21:6 -“Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu-tiên và cuối-cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không.

🔷 “Xong rồi!

  • Đây là tuyên bố hoàn tất của Chúa. Mọi điều liên quan đến kế hoạch cứu chuộc đã được thực hiện trọn vẹn.

  • Trong bối cảnh này, “xong rồi” nói đến sự hoàn tất của mọi sự trong trời mới và đất mới – tội lỗi không còn, vũ trụ được phục hồi.

🔷 “Ta là An-pha và Ô-mê-ga

  • Đây là cách nói ẩn dụ bằng chữ cái đầu (Α) và cuối (Ω) trong bảng chữ cái Hy Lạp.Nghĩa là Đức Chúa Trời là Khởi đầu và Kết thúc, là Đấng chủ tể thời gian, lịch sử và tạo hóa.

  • Tuyên bố này khẳng định: Chỉ mình Ngài là Đấng đời đời, toàn năng, bất biến.

🔷 “Kẻ nào khát… nước sự sống… ban cho nhưng không

  • “Khát” tượng trưng cho nhu cầu sâu xa của tâm linh – sự khao khát chân lý, sự sống, sự công chính.

  • Đức Chúa Trời mời gọi tất cả mọi người đến với Ngài để nhận sự sống đời đời (so sánh với Giăng 4:10–14; Giăng 7:37–38).

  • “Ban cho nhưng không” nhấn mạnh đến ân điển – con người không thể mua chuộc hay làm việc để xứng đáng, nhưng nhận lãnh qua đức tin.

 
Khải huyền 21:7 – “7Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ-nghiệp, ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta. 

Kẻ nào thắng… sẽ được làm cơ nghiệp”

  • “Thắng” ở đây không mang nghĩa chiến thắng trong chiến tranh vật lý, mà là chiến thắng thuộc linh: thắng tội lỗi, xác thịt, cám dỗ, và ma quỷ qua đức tin nơi Đấng Christ (xem Khải Huyền 2–3).

  • Người thắng sẽ thừa hưởng mọi lời hứa được mô tả trước đó: Giê-ru-sa-lem Mới, sự sống đời đời, không còn nước mắt, không còn sự chết.

“Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người, và người sẽ làm con Ta”

  • Đây là mối quan hệ trọn vẹn, gần gũi và đời đời giữa Đức Chúa Trời và người được cứu — điều mà Ngài hứa từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền (x. Xuất 6:7; Giê 31:33).

Khải huyền 21:8 -“Còn những kẻ hèn-nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm-ghét, kẻ giết người, kẻ dâm-loạn, kẻ phù-phép, kẻ thờ thần-tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng-bừng: Đó là sự chết thứ hai.”
 
Tội danh Ý nghĩa thuộc linh
Hèn nhát
Sợ hãi khi phải đứng lên vì lẽ thật hoặc chối bỏ đức tin vì sợ hãi con người
Chẳng tin Không đặt lòng tin nơi Đấng Christ và Lời Ngài
Đáng gớm ghét
Lối sống bại hoại, đáng kinh tởm theo tiêu chuẩn đạo đức thiêng liêng
Giết người Bao gồm cả việc thù ghét (xem 1 Giăng 3:15)
Dâm loạn Tình dục sai trật tự hôn nhân và ý muốn của Đức Chúa Trời
Phù phép
Mê tín, chiêu hồn, lạm dụng thuốc gây ảo giác (gốc từ “pharmakeia”)
Thờ thần tượng Tôn vinh bất cứ điều gì hơn Đức Chúa Trời
Nói dối
Gian trá, giả hình, bóp méo sự thật (đặc biệt trong lãnh vực tâm linh)

Phần của chúng nó… hồ lửa… sự chết thứ hai”

  • Đây là hình ảnh phán xét đời đời – hồ lửa là nơi tiêu hủy hoàn toàn kẻ ác, chứ không phải sự hành hạ vĩnh viễn.

  • “Sự chết thứ hai” là cái chết vĩnh viễn, không có sự sống lại sau đó (Khải 20:14–15).

  • Kẻ ác bị tiêu diệt hoàn toàn – không tồn tại nữa – sau khi bị xét xử công bằng.

Khải huyền 21:9″Một vị trong bảy thiên-sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai-nạn cuối-cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con.”
 
vợ của Chiên Con – được hiểu là Thành Giê-ru-sa-lem Mới – chứ không phải là Hội Thánh như nhiều phái khác hiểu. Đây là thành phố Thánh nơi cư trú của dân Chúa được mô tả như một cô dâu vì vẻ đẹp, sự thánh khiết và sự chuẩn bị của nó.
  • Điều này cho thấy “cô dâu” ở đây không phải là Hội Thánh, mà là chính thành phố nơi dân Chúa cư trú. Hội Thánh được ví như những trinh nữ đón chàng rể (Ma-thi-ơ 25), còn thành thánh là cô dâu mà chàng rể đến nhận lấy.

Sự chuẩn bị: Thành thánh được “trang điểm như cô dâu” cho thấy sự thánh khiết, chuẩn bị kỹ càng, và sự kết hợp trọn vẹn giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài.

Khải huyền 21:10:”Rồi tôi được Thánh-Linh cảm-động, thiên-sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,”

Tôi được Thánh-Linh cảm-động”

  • Giăng không tự mình thấy khải tượng, mà nhờ quyền năng Thánh Linh. Điều này nhấn mạnh rằng mặc khải đến từ Đức Chúa Trời, không phải từ trí tưởng tượng.

“Thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao”

  • Núi cao trong Kinh Thánh thường là nơi con người gặp gỡ Đức Chúa Trời (như Môi-se trên núi Si-nai).

  • Ở đây biểu tượng cho cái nhìn thiên thượng: để thấy rõ vẻ đẹp và vinh quang của Thành Thánh.

“Chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống”

  • Giê-ru-sa-lem Mới là nơi ở đời đời của những người được cứu (x. Hê-bơ-rơ 11:10, 12:22).

  • Cụm từ “từ trên trời… mà xuống” nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi là từ trên, do Đức Chúa Trời chuẩn bị – không phải công lao của con người.

“Từ đỉnh núi cao, Giăng được thấy toàn cảnh của Giê-ru-sa-lem Mới – thành phố không tay người nào xây, mà do Đức Chúa Trời dựng nên. Đó là tổ ấm vĩnh cửu của những kẻ trung tín.”

Khải huyền 21:11-“rực-rỡ vinh-hiển của Đức Chúa Trời. Sự chói-sáng của thành ấy giống như của một viên bửu-thạch, như bích-ngọc sáng-suốt.”

rực-rỡ vinh-hiển của Đức Chúa Trời

  • Đây là điểm nổi bật nhất: Thành thánh không cần ánh sáng mặt trời hay đèn đuốc, vì chính vinh quang của Đức Chúa Trời soi sáng cho nó.

  • Vinh hiển của Đức Chúa Trời là biểu tượng của sự hiện diện, sự thánh khiết và sự toàn năng. Thành thánh được bao phủ bởi ánh sáng từ chính bản thể của Đức Chúa Trời.

 “Giống như viên bửu thạch… như bích ngọc sáng suốt”

  • Bích ngọc ở đây có thể được hiểu là loại đá quý trong suốt như pha lê (jasper). Điều này gợi lên sự tinh khiết tuyệt đối, không tì vết.

  • Ánh sáng từ thành thánh không bị che mờ, không hỗn loạn, mà trong sáng hoàn toàn — tượng trưng cho lẽ thật thuần khiết và thánh khiết từ Đức Chúa Trời..

Khải huyền 21:12-“Thành có một bức tường cao lớn, với mười hai cửa, trên những cửa có mười hai vị thiên-sứ, cùng những danh đề, là danh mười hai chi-phái của con cháu Y-sơ-ra-ên:”
  • Bức tường lớn và cao: Biểu tượng cho sự an toàn và bảo vệ tuyệt đối mà Đức Chúa Trời ban cho dân Ngài.

  • Mười hai cổng với mười hai thiên sứ: Thể hiện sự tiếp cận rộng mở và sự canh giữ thiêng liêng, đảm bảo rằng chỉ những người công chính mới được vào.

  • Tên mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên: Tượng trưng cho sự liên tục và hoàn tất của kế hoạch cứu chuộc, kết nối giữa Cựu Ước và Tân Ước.

Khải huyền 21:13-“Phía đông có ba cửa; phía bắc có ba cửa; phía nam có ba cửa; phía tây có ba cửa. “

Các cửa này có thể là biểu tượng cho sự tiếp cận dễ dàng vào thành thánh của tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc hay địa vị, thể hiện sự mở rộng ân điển của Đức Chúa Trời cho tất cả nhân loại.

  • Mỗi hướng có ba cửa – Biểu thị sự mở rộng vô hạn của Đức Chúa Trời, cho phép mọi người từ bất kỳ nơi đâu cũng có thể bước vào và nhận được sự cứu chuộc của Ngài.

  • Khải tượng về sự hòa hợp vĩnh cửu – Các cổng mở rộng bốn phía có thể tượng trưng cho việc sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời không bị hạn chế mà là dành cho tất cả mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ.

 
Khải huyền 21-14-“Còn tường của thành có mười hai cái nền, tại trên có đề mười hai danh là danh mười hai sứ-đồ của Chiên Con.”

“Tường của thành có mười hai cái nền”

  • Tường thành tượng trưng cho sự bảo vệ, ổn định và vĩnh cửu. Mỗi nền móng là một yếu tố cấu thành nên thành phố thiên thượng.

  • Con số 12 trong Kinh Thánh thường biểu tượng cho sự trọn vẹn trong tổ chức thiêng liêng (12 chi phái, 12 sứ đồ).

“Tại trên có đề mười hai danh là danh mười hai sứ đồ”

  • Điều này cho thấy Hội Thánh Tân Ước (được gây dựng bởi các sứ đồ) là nền tảng thuộc linh của thành thánh.

  • Đây là cách Đức Chúa Trời công nhận vai trò của các sứ đồ như là người đặt nền móng cho sự truyền bá Phúc Âm và xây dựng Hội Thánh toàn cầu.

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Hướng Dẫn Chi Tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí
.
.
.