Hội-thánh Bẹt-găm

Cũng hãy viết cho thiên-sứ của hội-thánh Bẹt-găm rằng: Nầy là lời phán của Đấng có thanh gươm nhọn hai lưỡi: Ta biết nơi ngươi ở; đó là ngôi của quỉ Sa-tan; ngươi đã vững lòng tôn danh ta, không chối đạo ta; dầu trong những ngày đó, An-ti-ba, kẻ làm chứng trung-thành của ta đã bị giết nơi các ngươi, là nơi Sa-tan ở. Nhưng ta có điều quở-trách ngươi: Vì tại đó, ngươi có kẻ theo đạo Ba-la-am, người ấy dạy Ba-lác đặt hòn đá ngăn-trở trước mặt con cái Y-sơ-ra-ên, đặng dỗ chúng nó ăn thịt cúng thần-tượng và rủ-ren làm điều dâm-loạn. Ngươi lại cũng có những kẻ theo đạo Ni-cô-la. Vậy, hãy ăn-năn đi, bằng chẳng, ta sẽ đến mau-kíp cùng ngươi, lấy thanh gươm ở miệng ta mà giao-chiến cùng chúng nó.

Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội-thánh: Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho ma-na đương giấu-kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến.”  – Khải huyền 2:12-17 

Bẹt-găm
Bẹt-găm

Thời kỳ Bẹt-găm ứng nghiệm khoảng thời gian Constantine chấp nhận chính nghĩa Cơ đốc giáo, vào năm 313 sau Công nguyên, hoặc về sự cải đạo được cho là của ông, có lẽ vào năm 323 hoặc 325.

Khen ngợi Bẹt-găm

  • Ngôi của quỉ Sa-tan – Năm 313 Giáo hội công giáo La Mã bắt đầu giành chiến thắng về mặt tôn giáo và lãnh đạo chính trị của Tây Âu và Satan đã thiết lập “Ngôi của quỷ Sa Tan” của hắn trong các hội thánh.
  • An-ti-ba bị giết – An-ti-pa (anti-Papas) dịch nghĩa là “chống lại Papas” (kẻ chống lại giáo hoàng). Trong thời kì này các tín đồ Cơ Đốc đã quyết tâm chống lại những giáo lý sai lệch do Giáo Hội Công Giáo La Mã đưa ra.

Quở-trách Bẹt-găm 

  • Kẻ theo đạo Ba-la-am – Ba-la-am đã phạm 2 tội ảnh hưởng đến dân Y-sơ-ra-ên là “dỗ chúng nó ăn thịt cúng thần-tượng”  và “gian dâm với các con gái Mô-áp“, hiến tế cho các thần Mô-áp và “ăn” có lẽ là thịt được hiến tế cho các thần này (Dân số Ký 25:1, 2, 31:16). Hai tội lỗi này đã dẫn đến sự pha trộn giữa tà giáo với tôn giáo chân chính.
    • dỗ chúng nó ăn thịt cúng thần-tượng Thờ Chúa nhưng vẫn theo các hệ đa thần giáo khác.
    • rủ-ren làm điều dâm-loạn: Năm 313:Constantine theo đuổi chính sách pha trộn ngoại giáo và Cơ đốc giáo.

Hiện nay Công Giáo, Chính Thống Giáo…đang hiệp nhất hòa bình tôn giáo.Chúng ta tuyệt đối KHÔNG THỂ chấp nhận bất kỳ hình thức thỏa hiệp tôn giao nào liên quan đến đức tin của chúng tôi. Đó là thứ đạo đức giả.

  • Kẻ theo đạo Ni-cô-la – Học thuyết Ni-cô-la được tự do phạm tội dưới ân điển và không cần tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời. 

Bài học từ Bẹt-găm

Người Cơ Đốc Nhân thật sự tuyệt đối không được phép thỏa hiệp với tội lỗi. Chúng ta không thể “đoàn kết” với các tôn giáo, tín ngưỡng khác được.. dù là vì hòa bình.

“Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó, đừng đá động đến đồ ô uế, Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi.” –2 Cô-rinh-tô 6:17 

Lịch sử của Bẹt-găm

Thành phố Bẹt-găm đã từng là thủ phủ của tỉnh La Mã ở châu Á trong hai thế kỷ sau khi vị vua cuối cùng của nó, Attalus III, để lại nó cho La Mã vào năm 133 trước Công nguyên. Bẹt-găm là trung tâm chính của đời sống văn hóa và trí tuệ của thế giới “Hy Lạp hóa”.

Bẹt-găm cũng là thủ đô tôn giáo của Tiểu Á. Đó là một trung tâm của tư tưởng Hy Lạp và thờ cúng hoàng đế, và có nhiều đền thờ ngoại giáo. Nó được chỉ định là nơi “ngồi của Sa-tan” thực sự rất thích hợp.

  • Ngôi của quỉ Sa-tan – Từ năm  29 trước Công nguyên Bẹt-găm trở thành địa điểm thờ cúng một hoàng đế La Mã còn sống. Một ngôi đền được xây dựng và dành riêng để thờ chung nữ thần Roma (hiện thân của tinh thần đế chế) và hoàng đế Augustus.
  • Năm 81-96: Các Cơ đốc nhân ở Bẹt-gămđang bị ngược đãi vì từ chối thờ phượng hoàng đế Domitian (81-96 sau Công nguyên), người khăng khăng muốn được tôn thờ như “chúa và thần”.
  • Năm 323: Giáo hoàng bắt đầu giành sự lãnh đạo Satan đã thiết lập “chỗ ngồi”.Công Giáo là một sự pha trộn khéo léo và lừa dối giữa chủ nghĩa ngoại giáo với Cơ đốc giáo, sự thật và sai lầm.

Trả lời

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Hướng Dẫn Chi Tiết Tải và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí
.
.
.